Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

634 điểm truy nhập internet công cộng chính thức hoạt động




Lễ bàn giao trang thiết bị ₫ưa vào sử dụng tại 12 tỉnh ₫ợt 1 Dự án mở rộng “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” (BMGF-VN) ₫ã diễn ra ngày 25/11/2012, tại Thư viện tỉnh Hà Giang.




Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” (Dự án BMGF-VN) do tổ chức phi chính phủ nước ngoài Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) tài trợ hiện đang triển khai bước 1 – giai đoạn 2 tại 12 tỉnh, bao gồm:
- Thái Nguyên 
- Thanh Hóa 
- Trà Vinh 
- Bình Phước 
- Hà Giang 
- Nghệ An 
- Sóc Trăng 
- TâyNinh 
- Tuyên Quang 
- Hà Tĩnh 
- Bến Tre 
- Đăk Nông 


Đến tháng 9/2012, Dự án ₫ã hoàn thành lắp ₫ặt trang thiết bị cho 634 điểm thư viện các cấp tỉnh, huyện, xã và BĐVHX tại 12 tỉnh và 3 trung tâm ₫ào tạo tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Tổng cộng trong bước 1 – giai đoạn 2 này, đã có 4.180 máy tính, 637 máy in, 11 server và các trang thiết bị phụ trợ được trang bị, lắp đặt cho các điểm. 

Để hoàn thành công việc lắp đặt trang thiết bị, với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ TT&TT, Bộ VH,TT&DL, Ban QLDA cùng với các cơ quan, ban ngành tại địa phương và các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua các khó khăn để lựa chọn được đúng các điểm theo tiêu chí của Văn kiện Dự án, chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp và lắp đặt trang thiết bị đảm bảo tiến độ và chất lượng.  

Hiện tại, các điểm truy nhập đã được trang bị đầy đủ máy tính, đường truyền internet băng thông rộng và các phương tiện đi kèm, sẵn sàng phục vụ người dân 12 tỉnh tại các vùng Dự án. Khi đi vào sử dụng, người dân sẽ được truy nhập internet miễn phí 100% ở các thư viện tỉnh, huyện, xã và được giảm 50% cước phí tại các điểm BĐVHX để tìm kiếm các thông tin hữu ích, góp phần cải thiện đời sống kinh tế và văn hóa của mình. Lễ bàn giao trang thiết bị đưa vào sử dụng tại 12 tỉnh bước 1 – giai đoạn 2 là cột mốc quan trọng của Dự án, đánh dấu việc hoàn thành lắp đặt thiết bị và chính thức đưa các điểm truy nhập internet công cộng vào hoạt động. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ TT&TT Ủy viên Trung ương Đảng, ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Trưởng ban chỉ đạo Dự án cùng lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh Hà Giang, cùng với đại diện các sở, ban ngành liên quan tại 12 tỉnh cũng tiến hành nghi lễ nhấn nút khánh thành các điểm truy nhập internet công cộng hoàn thành trong đợt này. 

  
Để việc phát huy hiệu quả hoạt động của các điểm truy nhập, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ đạo: “Thông tin truyền tải đến với người dân phải thiết thực, hữu ích, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân ở mỗi địa phương; cần có các hoạt động đào tạo, truyền thông vận động để đưa các điểm truy nhập Internet công cộng trở thành những trung tâm văn hóa, học tập và thông tin cộng đồng, là địa chỉ hấp dẫn để người dân đến và được hỗ trợ sử dụng máy tính. Việc đảm bảo tính bền vững của Dự án hết sức quan trọng, chính quyền các địa phương phải sớm có phương án duy trì, quản lý, phát huy hiệu quả các trang thiết bị. Ban quản lý Dự án và các địa phương cần rút kinh nghiệm triển khai và vận hành các điểm truy nhập công cộng thuộc bước 1 - giai đoạn 2 của Dự án để triển khai giai đoạn 2 và 3 nhanh và hiệu quả hơn”. 

Sau khi bàn giao trang thiết bị cho các tỉnh, trong giai đoạn từ tháng 12/2012 – 9/2013, Dự án sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông vận động, hỗ trợ công nghệ, duy trì, bảo dưỡng để nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm truy nhập và thu hút người sử dụng. 

  
Tháng 12/2012, Dự án đã tổ chức 2 lớp đào tạo cho 50 cán bộ quản lý thư viện công cộng và bưu điện. Trong tháng 1/2013, khóa đào tạo giảng viên đã được tổ chức cho 60 cán bộ các thư viện tỉnh tại 12 tỉnh tham gia Dự án bước 1 – Giai đoạn 2. Các khóa đào tạo này cung cấp các nội dung cơ bản về sử dụng máy tính và internet, các dịch vụ mới tại thư viện, truyền thông vận động và đánh giá tác động. Dự kiến từ tháng 3 – 9/2013, các khóa đào tạo với nội dung tương tự sẽ được tổ chức cho các cán bộ thư viện cấp huyện xã và BĐVHX. Đồng thời từ 12/2012 – 7/2013, Dự án sẽ tiến hành công tác chuẩn bị để triển khai đợt 2. 

 

TÂY NINH: HOÀN TẤT TRIỂN KHAI LẮP ĐẶT MÁY TÍNH VÀ BẮT ĐẦU PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHAI THÁC THÔNG TIN QUA MẠNG INTERNET TẠI THƯ VIỆN  

 

Để có thể lắp đặt máy tính và trang thiết bị theo đúng tiến độ, các địa phương đã rất nỗ lực trong việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, bố trí nhân sự cho các điểm triển khai Dự án. Đặc biệt là tỉnh Tây Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh hoàn thành sớm việc chuẩn bị triển khai. 




Tây Ninh là một trong 40 tỉnh được chọn để triển khai tiếp nhận Dự án mở rộng, trong đó hệ thống thư viện công cộng được chọn để tiếp nhận Dự án với 20 điểm gồm có: thư viện tỉnh, 8 thư viện cấp huyện và 11 thư viện xã. Ngoài ra Dự án còn triển khai cho 24 điểm Bưu điện Văn hóa xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Với quyết tâm triển khai dự án, đưa nguồn thông tin mới đến với người dân, Tây Ninh là triển khai rất nhanh chóng viêc lựa chọn điểm và chuẩn bị hạ tầng cũng như hoàn thành sớm việc lắp đặt máy tính và trang thiết bị. 

Cuối tháng 6/2012, sau khi hoàn tất danh sách các điểm lựa chọn triển khai dự án, Tây Ninh đã tiến hành ngay khâu chuẩn bị hạ tầng như sửa chữa phòng, hoàn thiện hệ thống điện, lắp đặt đường truyền internet băng rộng, phân bố nhân sự… để chuẩn bị tiếp nhận và triển khai dự án. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra của Ban QLDA, hệ thống thư viện tỉnh, huyện, xã và điểm BĐVHX của Tây Ninh đã được chuẩn bị rất tốt. 

Từ tháng 7/2012 , công tác lắp đặt đã bắt đầu được triển khai tại Thư viện tỉnh, 8 thư huyện, 11 thư viện xã và 24 điểm Bưu điện Văn hóa xã tại Tây Ninh. Ngày 13/8/2012 việc lắp đặt đã hoàn tất và hiện tại tất cả 44 điểm đã có phòng máy được sửa sang khang trang, sạch sẽ, bảo đảm an toàn, an ninh. Bàn ghế máy tính cũng được trang bị mới đồng bộ và đảm bảo tiêu chuẩn. Các hệ thống điện lưới, đường truyền internet đã được chuẩn bị sẵn sàng và đảm bảo ổn định cho sử dụng. Đặc biệt, nhân sự phụ trách hoạt động các điểm truy cập đã được bố trí đầy đủ. 

Để đạt được điều đó, vai trò của Thư viện và Bưu điện tỉnh là hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo từ việc lựa chọn các điểm của hệ thống thư viện từ tỉnh đến xã cũng như các Điểm BĐVHX để trình UBND tỉnh và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam phê duyệt đến việc hướng dẫn các điểm tổ chức triển khai thực hiện. 

Đối với các điểm triển khai dự án là Thư viện, để chính thức đăng ký danh sách các điểm và hướng dẫn các bước chuẩn bị cho các địa phương, Thư viện tỉnh đã tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) phối hợp Vụ thư viện tổ chức Hội nghị triển khai chuẩn bị tiếp nhận Dự được Thư viện tỉnh hướng dẫn và tham mưu cho địa phương tháo gỡ kịp thời. 


Thư viện tỉnh đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực tế tại các điểm thư viện được chọn tiếp nhận dự án để hướng dẫn cho các điểm thư viện từ việc chuẩn bị nguồn vốn đối ứng đến việc sửa chữa văn phòng, chọn lựa vị trí bố trí bàn ghế, xây dựng hệ thống mạng, điện lưới, nhân sự… để đáp ứng yêu cầu theo các tiêu chí của Văn kiện dự án. Trong các đợt khảo sát này, lãnh đạo Thư viện tỉnh đã chủ động gặp gỡ và trao đổi với l ã n h đ ạ o c ủ a c á c đ ị a phương nơi tiếp nhận dự án để tạo sự đồng thuận và ủng hộ cao trong việc chỉ đạo các điểm thư viện trên địa bàn chuẩn bị tốt các điều kiện để tiếp nhận dự án. Đối với hệ thống các điểm BĐVHX được tham gia vào Dự án, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam VNPOST đã chỉ đạo Ban Kế hoạch Đầu tư và Ban Dịch vụ Bưu chính và Bưu điện tỉnh Tây Ninh làm tốt công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng để dự án sớm hoàn thành vượt tiến độ theo kế hoạch đặt ra. Trong quá trình đi khảo sát tại các điểm triển khai cũng như đi khảo sát thiết kế cùng Viện chiến lược các cán bộ đã tư vấn cho nhân viên trực tiếp tại các cơ sơ tổng thể của dự án và hướng dẫn cách thức triển khai dự án và các công việc cần làm trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời thường xuyên cập nhật các thông tin về việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các điểm triển khai dự án để các đơn vị phối hợp đồng bộ và nhanh chóng. 

  
Điều đáng chú ý là tại Tây Ninh, Dự án đã được Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở VH, TT&DL hết sức quan tâm và chỉ đạo sát sao để BĐ tỉnh và khối thư viện hoàn thiện được cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đúng thời gian yêu cầu. Ngoài ra công tác tuyên truyền giới thiệu về những lợi ích mà dự án mang lại cho người dân có tác động tích cực đến nhận thức của các cấp chính quyền địa phương (huyện, xã) để tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao trong viếc triển khai Dự án. 

Việc triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” trong thời gian qua đã và đang góp phần phát triển các vùng nông thôn ở Tây Ninh cũng như các tỉnh khác thuộc vùng Dự án, cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, giúp họ có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích qua máy tính và Internet.

 

TRẺ EM NÔNG THÔN Ở NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC TIẾP CẬN VỚI MÁY TÍNH VÀ INTERNET MIỄN PHÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH "TÌNH NGUYỆN HÈ HỖ TRỢ TRẺ EM NÔNG THÔN SỬ DỤNG INTERNET"





Trong tháng 7,8, 9/2012 Mạng Việt Nam GO.vn, Ban quản lý Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” (BMGFVN) phối hợp cùng hội sinh viên tình nguyện tại các tỉnh Nghệ An, Hà Giang và Tây Ninh đã tổ chức Chương trình tình nguyện hè ý nghĩa mang tên “Hỗ trợ trẻ em nông thôn tiếp cận và sử dụng Internet”.  


Ở các điểm triển khai Dự án, nhiều em nhỏ đã biết sử dụng máy tính và internet, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ các em chưa biết khai thác lợi ích của internet, mà chỉ sử dụng máy tính và internet phục vụ nhu cầu giải trí như chơi game, xem phim… Điều này khiến cho nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt ở các vùng nông thôn, có định kiến không tốt và không ủng hộ việc cho con em mình sử dụng máy tính và internet. Do vậy, việc cung cấp thông tin, định hướng sử dụng máy tính và internet một cách hữu ích và phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, đồng thời thay đổi định kiến của các bậc cha mẹ là một trong những hoạt động được chú trọng của Dự án BMGF-VN.

Trong một chuyến đi khảo sát thực địa, lãnh đạo Ban QLDA BMGF-VN quan sát thấy học sinh ở một số điểm tại Thái Nguyên và Nghệ An sử dụng máy tính để tham gia cuộc thi tiếng Anh trực tuyến IOE rất hào hứng. Với mong muốn lan tỏa hoạt động hữu ích này tới các khu vực triển khai dự án khác, Ban QLDA đã phối hợp với Mạng Việt Nam Go.vn – đơn vị tổ chức cuộc thi IOE phát động Chương trình tình nguyện “Hỗ trợ trẻ em nông thôn tiếp cận và sử dụng Internet”.

“Hoạt động tình nguyện này rất có ý nghĩa đối với các em học sinh nơi đây. Nếu như trước đây khi dự án đưa máy tính về điểm bưu điện các em chỉ mới tiếp xúc với máy tính và sử dụng máy tính cho việc chơi game online thì nay các em đã biết tới nhiều phương pháp học tập hữu ích như cuộc thi Olympic tiếng anh trên internet, cuộc thi Giao thông thông minh.”- Anh Lâm Văn Tấn, Giám đốc thư viện huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cho biết. 

Trong tháng 7, 8 và 9, các “ngày thứ Bảy tình nguyện” đã được tổ chức lần lượt tại Nghệ An, Hà Giang và Tây Ninh. Tại đó các tình nguyện viên và các sinh viên đã hướng dẫn sử dụng máy tính, truy cập Internet, sử dụng Internet trong học tập và tiếp cận với cuộc thi Olympic tiếng anh trên Internet (IOE) của mạng Việt Nam GO.vn… Các bạn tình nguyện cũng phổ biến những tác động xầu khi sử dụng Internet mà các em nên tránh như chơi trò chơi mang tính chất bạo lực, sử dụng Internet quá lâu, truy cập vào những trang web không lành mạnh, tổ chức nhiều trò chơi tập thể hữu ích, thú vị và hấp dẫn cho các em nhỏ. Các em học sinh được hướng dẫn đã tham gia rất nhiệt tình, hứng thú và say mê. 

  
Em Nguyễn Minh Trang, 15 tuổi, ở Nghệ An hào hứng“Sau buổi thực hành với các anh chị, em đã biết thêm rất nhiều lợi ích mà Internet mang lại. Đặc biệt là việc sử dụng Internet để học tiếng anh, em sẽ tiếp tục tham gia cuộc thi và phấn đấu vào đội tuyển của trường để tham dự cuộc thi IOE trong năm học này”. Em Nguyễn Quang Minh (14 tuổi), học sinh ở Nghệ An thích thú với các câu chuyện khám phá trên internet “Em thấy trên internet có rất nhiều kiến thức mới mà bình thường ở sách vở em không được học, em sẽ sử dụng Internet để đọc các câu chuyện kỳ lạ về thế giới”. Một học sinh tham gia chương trình tại Tây Ninh thì hào hứng cho biết “Chúng em rất thích dùng internet. Em thích thi Olymic Tiếng Anh và thi Giao thông thông minh, em thấy thi giống đang chơi trò chơi, không bị mệt mỏi như làm bài trên lớp”. Nhiều em học sinh sau khi hoàn thành phần thi của mình phải nhường máy cho các bạn khác nhưng vì chưa hài lòng với số điểm đạt được nên đã ở lại năn nỉ các tình nguyện viên để được thi thêm lần nữa. 
Ông Trần Hữu Giáp – Giám đốc Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Nam Đàn – Nghệ An chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao hoạt động tình nguyện ý nghĩa này. Chương trình tình nguyện đã giúp các em nhỏ có cơ hội giao lưu và học hỏi các ứng dụng của mạng Internet, đây là một hoạt động thực sự thiết thực”.
 Dự kiến trong thời gian tới, hoạt động tình nguyện sẽ tiếp tục được mở rộng ở các tỉnh khác tham gia triển khai Dự án, góp phần giúp các em học sinh sử dụng máy tính và internet một cách hữu ích, thú vị, phát huy được các lợi ích của internet đồng thời tránh các tác động xấu từ các mặt trái của internet.
Trích nguồn từ: http://www.bmgf-mic.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét